Blog

Trang chủ Blog TỔNG QUAN & NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ PHÒNG VÔ TRÙNG TRONG THIẾT KẾ NHA KHOA
a

TỔNG QUAN & NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ PHÒNG VÔ TRÙNG TRONG THIẾT KẾ NHA KHOA

Vô trùng trong nha khoa không chỉ là trách nhiệm của phòng khám nha khoa mà nó còn là yếu tố nhân đạo, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng nói chung. Đó cũng là một trong những tiêu chí để khách hàng lựa chọn cho mình một cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho bản thân mình. Vì vậy, các cơ sở nha khoa cần lưu ý và chấp hành tốt nhất các nguyên tắc vô khuẩn trong nha khoa cũng như thực hiện quy trình vô trùng nha khoa đúng cách.

1. Vô trùng nha khoa là gì?

Vô trùng (vô khuẩn) là toàn bộ quá trình tiệt trùng, vô trùng dụng cụ trong nha khoa nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh lây truyền qua đường máu và nước bọt. Vì quá trình điều trị các vấn đề về răng miệng như nhổ răng, lấy cao răng hay điều trị viêm túi lợi… đây là những vật dẫn bệnh truyền nhiễm vô cùng mạnh mẽ nếu bệnh nhân đang mắc các bệnh cấp tính như tay chân miệng, nhiễm khuẩn E.coli… cho tới bệnh truyền nhiễm các bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan siêu vi B. Không chỉ riêng các bác sĩ đang đứng trước nguy cơ truyền nhiễm vô cùng cao mà các bệnh nhân khác cũng không ngoại lệ. Đó là lý do vì sao quy trình vô trùng là một tiêu chuẩn cần có của bất kỳ cơ sở y tế nào để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho cả cộng đồng. 
thiết kế nha khoa
Nguyên tắc vô khuẩn trong nha khoa
- Một vật có thể vô khuẩn hay chưa, nếu nghi ngờ thì coi như không vô khuẩn.
- Chỉ được cầm, gắp một vật đã khử khuẩn bằng kẹp vô khuẩn.
- Những vật đã khử khuẩn phải được giữ kín (đậy) cho đến khi dùng (mầm bệnh có sẵn trong không khí).
- Phân biệt những nơi vô khuẩn và những nơi nhiễm khuẩn để bố trí sắp xếp vùng làm việc, tránh đụng chạm tay và dụng cụ vào những nơi chưa vô khuẩn khi đang làm việc.
thiết kế nha khoa

2. Quy trình vô trùng theo tiêu chuẩn nha khoa Quốc Tế

Vô trùng tại phòng điều trị
thiết kế nha khoa
Các dụng cụ bảo hộ mà bác sĩ nha khoa cần đảm bảo trong các ca điều trị và thăm khám với bệnh nhân bao gồm: găng tay, phải đeo mũ, mắt kiếng và khẩu trang, đồng thời vệ sinh tay sạch sẽ trước khi mang bao tay.
Trong trường hợp phẫu thuật, bác sĩ phải mặc áo choàng chuyên dụng được hấp tiệt trùng, sau đó bỏ tất cả đồ bảo vệ lại trước khi rời khỏi phòng phẫu thuật, lưu ý các bác sĩ phải thay đổi găng tay mới cho mỗi khách hàng.
Cần phải vứt bỏ dụng cụ chỉ được dùng 1 lần: ly nước súc miệng, ống hút nước bọt và giấy lau miệng, kim tiêm và thuốc tê…Lưu ý: Sau khi mang găng tay chỉ được chạm vào miệng, các dụng cụ điều trị, tay khoan và tay xịt hơi nước thì không được chạm vào bất cứ nơi nào khác như: bàn ghế, quần áo, hồ sơ hay điện thoại…
Tất cả dụng cụ khám và sau khi điều trị chịu nhiệt chỉ được sử dụng 1 lần, sau đó phải tiệt trùng theo quy trình khép kín được tuân thủ và giám sát nghiêm ngặt, quy trình vô trùng dụng cụ nha khoa cụ thể như sau:
thiết kế nha khoa
Sau mỗi ca điều trị, những bề mặt tiếp xúc trên trang thiết bị như: ghế nha khoa, bồn nhổ, cần chỉnh đèn, cần chỉnh khay, khay đựng dụng cụ, tay xịt hơi nước, tay khoan… được xịt khử trùng bằng dung dịch Cavicide và lau dọn sạch sẽ bằng giấy tiệt khuẩn phù hợp với tiêu chuẩn Hoa Kỳ về hiệu quả diệt khuẩn như: diệt khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis, diệt nấm, diệt virus HIV, Rotavirus, H1N1, H5N1…
Tất cả dụng cụ khám và sau khi điều trị chịu nhiệt chỉ được sử dụng 1 lần, sau đó phải tiệt trùng theo quy trình khép kín được tuân thủ và giám sát nghiêm ngặt.
Dụng cụ sau khi sử dụng được ngâm rửa trong máy rung siêu âm với dung dịch có độ sát khuẩn cao Hexanios G + R.0.5%, phù hợp với tiêu chuẩn Châu Âu: diệt vi khuẩn lao, diệt nấm, virus HIV, HBV và HCV… Sau đó, dụng cụ sẽ được cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch.
Dụng cụ đã rửa sạch sẽ được sấy khô bằng máy chuyên dụng. Cuối cùng dụng cụ được đưa đi đóng thành từng gói riêng biệt với máy đóng gói vô trùng.
Tất cả dụng cụ sau khi đóng gói sẽ được hấp tiệt trùng trong lò hấp AutoClave ở nhiệt độ 12100C – 13400C trong khoảng thời gian từ 15 – 30 phút. Lò hấp đã được lập trình tất cả các chế độ, máy sẽ tự động ngừng khi đủ thời gian để đảm bảo tất cả các dụng cụ đều được tiệt trùng.
Sau khi hấp, dụng cụ đã được tiệt trùng tuyệt đối sẽ được đưa vào tủ đèn chiếu tia cực tím để lưu trữ và bảo quản nhằm đảm bảo duy trì trạng thái vô trùng và sẵn sàng sử dụng điều trị cho khách hàng.

3.Các phương pháp khử khuẩn cho phòng khám nha khoa

thiết kế nha khoa

3.1. Hấp hơi nước (Autoclaving)

Đây là phương pháp phổ biến nhất và được sử dụng nhiều nhất trong khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật, nó sử dụng áp suất hơi nước cao tại 121 độ C trong vòng 15-30 phút. Nó được đa số chấp nhận và sử dụng trong nha khoa để khử khuẩn dụng cụ phẫu thuật, loại bỏ vi khuẩn, vi rút, nấm và bào tử. Khả năng tác dụng dựa vào sự xâm nhập hơi nước lên toàn bộ bề mặt dụng cụ nên khử khuẩn một cách toàn diện mà không bỏ sót vùng nào.
-----Ưu điểm: 
  • Giá thành thấp
  • Có thời gian khử khuẩn ngắn
  • Khử khuẩn tốt lên tất cả các bề mặt dụng cụ
  • Không cần thêm hoá chất khi sử dụng, sử dụng được nhiều lần.
-----Nhược điểm: 
  • Áp suất hơi nước lớn
  • Thép cacbon có thể bị hư hại do áp suất hơi nước lớn.
  • Chỉ sử dụng được cho dụng cụ làm bằng thép không gỉ và nhựa plastic.

3.2. Hấp nhiệt

Phương pháp này sử dụng khí nóng hoặc lửa để khử khuẩn với nhiệt độ ở khoảng 180 độ C. Nó tiêu diệt vi sinh vật bằng cách phá huỷ quá trình oxi hoá của vi sinh vật. Nó cần duy trì nhiệt độ cao trong thời gian dài, khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ 160 độ C.
-----Ưu điểm:
  • Không làm mờ dụng cụ
  • Bột và dầu có thể được khử khuẩn
-----Nhược điểm: 
  • Khó kiểm soát nhiệt độ duy trì trong thời gian lâu
  • Tốn thời gian
  • Lâu xâm nhập vào dụng cụ
  • Các dụng và vật liệu như quần áo, cao su, nhựa,..không sử dụng được.

3.3. Dùng hoá chất

Dùng hoá chất dạng hơi dưới áp suất. Sử dụng hoá chất dạng hơi trong khoảng 131 độ C và 20 pounds áp suất trong khoảng 1 tiếng.
-----Ưu điểm:
  • Không làm mờ dụng cụ
-----Nhược điểm:
  • Không dùng được cho quần áo, cao su, nhựa,..

3.4. Dùng tia cực tím

Là một phương pháp khử trùng sử dụng tia cực tím (UV-C) để giết hoặc làm bất hoạt các vi sinh vật bằng cách phá hủy các acid nucleic và phá hoại DNA của chúng, khiến chúng không thể thực hiện chức năng tế bào quan trọng
-----Ưu điểm:
  • Khử khuẩn tốt lên tất cả các bề mặt vải, phẫu trường, ghế máy,..
-----Khuyết điểm:
  • Thời gian khử khuẩn lâu
  • Cần cách ly tốt khu vực khử khuẩn không để tiếp xúc với người
  • Không khử được toàn bộ vi khuẩn.
  • Dễ làm lão hóa các vật liệu dụng cụ nhựa.

Đó là những thông tin về vô trùng nha khoa bao gồm cả những quy trình và phương pháp đảm bảo theo tiêu chuẩn chung của Bộ Y Tế. Hy vọng S-decor mang đến những kiến thức nha khoa hữu ích hỗ trợ bạn trong việc thiết kế xây dựng phòng khám nha khoa tối ưu nhất. Trân trọng!
Để có một phương án cụ thể và phù hợp nhất cho nha khoa của bạn, hãy liên hệ với S-decor để được tư vấn cụ thể hơn và rõ ràng hơn.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG S-DECOR
Hotline: 0911 99 0202 - 0915210391
Gmail: Sdecor.co.ltd@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com
Văn phòng : Tòa S.208, Khu đô thị Vinhomes Ocean Park, Xã Đa Tốn, Huyện Gia Lâm, Hà Nội